Lưu ý khi đấu nối dây điện trên ô tô
Lưu ý khi đấu nối dây điện trên ô tô
Các vấn đề cần lưu ý khi đấu nối dây điện ô tô
Hệ thống dây điện ô tô là một hệ thống quá phức tạp đối với nhiều người trong quá trình kiểm tra và sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa chúng ta không thể tránh khỏi việc có những bối dây cần đầu nối dây điện trên ô tô.
Việc dây điện bị đứt đoạn đó có thể gây ra nhiều lỗi hoặc nhiều hiện tượng trên hệ thống và điều đó gây khó khăn rất lớn cho người sửa chữa. Ta nên tiến hành khác phục và đấu nối lại các dây điện sau quá trình kiểm tra. Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý khi đấu nối dây điện ô tô.
1. Tránh sử dụng dây một lõi rắn:
Hệ thống dây điện trên ô tô là loại dây có nhiều lõi và được cách điện bên ngoài bằng một lớp cao su chịu nhiệt tốt và độ bền cao. Độ rung và chấn động liên tục mà hệ thống dây điện của xe tiếp xúc hàng ngày sẽ làm đứt hoặc lỏng đối với những loại dây đồng có một lõi rắn.
Không sử dụng dây điện 1 lõi.
Chúng ta cũng nên cố gắng xác định đường kính và số lõi của dây. Một dây điện quá mỏng có thể bị lỗi khi tăng mức điện áp và nếu dây quá dày có thể tạo ra thêm nhiều điện trở cho mạch và gây hao phí hơn .
2. Sử dụng băng keo điện một cách hợp lý:
Ngoài việc cân nhắc chọn được sản phẩm chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín, để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả thì chúng ta cũng cần phải sử dụng đúng cách.
Theo đó, khi đường dây điện bị nứt, hở, hoặc đối với những đường dây điện đã sử dụng quá lâu, hay bị kéo giãn mạnh, hay xảy ra va chạm… thì trước tiên, chúng ta cần xác định chính xác vị trí cần dán keo. Với các vị trí bị hở, đứt đường dây, chúng ta cắt chúng làm đôi, sau đó tại hai đầu dây vừa cắt, dùng bật lửa hơ nóng để lột bỏ phần vỏ cao su bên ngoài, để lộ phần lõi đồng bên trong. Dựa trên đặc điểm của mối nối để ta lột bỏ lớp cao su bên ngoài dài hay ngắn.
Tiếp đến, đấu nối các dây đồng vào với nhau theo đúng màu dây, rồi dùng băng keo điện quấn riêng từng mối một. Ngoài cùng, quấn thêm vài lượt băng keo điện nữa. Như vậy, đường dây điện sẽ không có nguy cơ gây hiện tượng chập điện hay cháy nổ nữa.
Riêng đối với các vị trí dây điện hay bị kéo, xảy ra cọ xát, tiếp xúc với nhiệt độ cao… bạn chỉ cần bọc một lượt băng keo điện bên ngoài là được.
3. Sử dụng bộ dụng cụ kết nối nhanh:
Sử dụng bộ đầu kết nối nhanh giúp đấu nối dây điện dễ hơn.
Chúng ta có thể sử dụng những bộ đầu kết nối nhanh giúp quá trình đấu nối diễn ra nhanh, chính xác và an toàn hơn. Nên tránh những đầu nối vặn xoắn hoặc những đầu nối đan xen trong quá trình sửa chữa. Chúng rất dễ sử dụng và rất tiện lợi trong quá trình thử nghiệm và kiểm tra.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng xe không có nhiều yếu tố đảm bảo dây điện sẽ không hở giữa điểm tiếp xúc hoặc điểm nối dây tiếp điện kém. Điều này dẫn đến lỗi trên các hệ thống liên quan và rất khó để theo dõi.
4. Lưu ý kích thước dây dẫn:
Chúng ta nên sử dụng mối nối hàn trong quá trình nối dây điện bị đứt. Tốt nhất là niêm phong các kết nối này bằng ống cách điện. Cùng với đó, ta nên sử dụng những loại dây có kích thước tương đồng giữa các đầu nối.
Khi cần có đầu nối cần kiểm tra nhanh, ta vẫn có thể sử dụng loại dây điện khác. Tuy nhiên nên tránh sử dụng dây điện dân dụng trên ô tô do dây điện ô tô được bọc cách điện bằng một lớp cách điện có khả năng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt trên xe mà dây điện dân dụng khó có thể đáp ứng.
Lưu ý kích thước dây điện ô tô để chọn ống bọc chính xác.
Nếu sử dụng dây có đường kính quá lớn, các điểm nối sẽ dễ bị hở và nếu chúng ta sử dụng dây dẫn quá nhỏ, dây điện có thể quá yếu để chịu tải trên những thiết bị phụ tải lớn như moto hay đèn pha-cốt.
nối quá dài. Điều đó có thể tạo thêm điện trở để gây ra lỗi tín hiệu và việc tính toán sai của hộp điều khiển ECU, dẫn đến đèn báo lỗi sáng hoặc xảy ra việc hoạt động sai của những thiết bị được điều khiển.