Học nghề điện ô tô: cơ hội và thách thức
Học nghề điện ô tô: cơ hội và thách thức
Có rất nhiều bài viết, thông tin nói lên những sức hút, sự hấp dẫn của nghề ô tô nói chung và ngành Điện ô tô nói riêng, chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều là nghề sửa chữa ô tô thực sự rất có tiềm năng nhưng ngoài những thuận lợi thì người học sửa ô tô cũng phải trải qua những khó khăn, thách thức không nhỏ để có thể hoàn thành khóa học.
Cơ hội:
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội, công nghệ ô tô trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể, ngành nghề này đang ngày càng cho thấy những tiềm năng lớn mạnh:
- Ngành công nghiệp vẫn giữ được phong độ tích cực trước những biến động của nền kinh tế: Trong khi nhiều ngành nghề khác chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 thì công nghệ ô tô vẫn có những bước tiến ngoạn mục ở 6 tháng cuối năm 2020. Không những thế, thị trường này hứa hẹn sẽ có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn 2021 - 2030.
- Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực: Trong xu thế hội nhập, nhu cầu mua sắm các loại phương tiện di chuyển đặc biệt là ô tô đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Thực tế này kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực ngày một tăng trong tương lai.
- Mức thu nhập cao: Các công việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô có mức lương hấp dẫn. Tùy theo trình độ, kinh nghiệm và đơn vị làm việc mà mức thu nhập có thể dao động từ 10 tới 30 triệu đồng/tháng.
Thách thức:
- Học điện ô tô cần một nền tảng thể lực tốt: Người học sửa chữa Điện ô tô cần một nền tảng sức khỏe tốt để đáp ứng được yêu cầu công việc. Nghề này tương đối nặng nhọc do hầu hết mọi thao tác như nâng, tháo, lắp, vít… đều yêu cầu bạn phải có thể lực để thao tác nhanh chóng và hiệu quả
- Học điện ô tô có rất nhiều kiến thức phức tạp: Học nghề sửa chữa Điện ô tô chưa bao giờ là một nghề học dễ dàng với bất kỳ ai. Những tiết học ký thuyết về ô tô là vô cùng khô khan với rất nhiều các hình vẽ, sơ đồ, ký hiệu. Một chiếc xe ô tô được tạo thành bởi hàng trăm chi tiết với rất nhiều hệ thống khác từ hệ thống điện, hệ thống xăng, hệ thống lọc gió,hệ thống khởi động, hệ thống điều hòa,hệ thống làm mát….Mỗi hệ thống là một bài học riêng biệt nhưng lại đòi hỏi người học phải biết các sâu chuỗi lại theo một hệ thống chung của chiếc xe. Sự phức tạp ngày càng gia tăng khi những chiếc xe hiện đại không chỉ còn các hệ thống cơ hay điện nữa mà có thêm cả những hệ thống điện tử tinh vi như hệ thống định vị, hệ thống cảnh báo, cảm ứng…
- Học điện ô tô phải học cả những điều không có trong giáo trình: Khi học nghề này, các bạn không những phải học về chiếc ô tô mà còn phải học cả cách sử dụng những công cụ, máy móc hỗ trợ trong nghề. Các công cụ hỗ trợ cho việc sửa chữa ô tô có rất nhiều loại khác nhau các loại cờ lê, tua vít, kìm, máy hàn, máy cắt, máy kiểm tra…. Và mỗi loại này lại có rất nhiều những kiểu dáng, kích thước và công dụng khác nhau mà bạn bắt buộc phải biết rõ. Với những bạn mới học thì chỉ riêng việc biết rõ tên từng loại dụng cụ với kích thước, số hiệu và công dụng như thế nào đã là một điều không hề đơn giản, trong khi những hướng dẫn sử dụng này hoàn toàn không có trong bất kỳ sách vở nào mà chỉ là sự truyền đạt trực tiếp từ người dạy.
- Học điện ô tô đối mặt với môi trường học tập và làm việc khắc nghiệt: Môi trường làm việc của nghề sửa chữa điện ô tô có thể xem là tương đối khắc nghiệt, bạn phải chấp nhận được môi trường làm việc đầy tiếng ồn do phát ra suốt cả ngày, chấp nhận việc dầu mỡ sẽ bám đầy trên cơ thể hay cả việc chịu khói bụi từ những chiếc xe ô tô được nổ máy ngay trong xưởng sửa chữa. Đó là chưa kể đến không gian nóng bức, ngột ngạt do nhiệt độ từ động cơn xe, từ các loại máy móc đang vận hành…
- Cơ hội đi cùng với nó luôn là thách thức, muốn thành công thì ta phải cố gắng vượt qua mọi thách thức nắm cơ hội để thành công. Trở thành một kĩ thuật viên điện giỏi đem về thu nhập xứng đáng với công sức mà mình đã bỏ ra.